thuốc rối loạn tiền đình
Dinh dưỡng khỏe

Các loại thuốc rối loạn tiền đình được sử dụng nhiều nhất

Bệnh rối loạn tiền đình không chỉ làm người bệnh khó chịu mà còn gây bất tiện cho cuộc sống của họ. Tuy nhiên không phải ai cũng tìm ra được loại thuốc trị rối loạn tiền đình tốt nhất. Vậy những loại thuốc rối loạn tiền đình tốt nhất hiện nay là gì?

Nếu như thời gian qua bạn đã phải chịu đựng các triệu chứng của rối loạn tiền đình gây nên. Vậy tại sao bạn không tìm ra loại thuốc để trị dứt điểm các triệu chứng phiền toái này. Bài viết sau đây sẽ gợi ý cho bạn các bài thuốc rối loạn tiền đình rất hiệu quả.

Các loại thuốc rối loạn tiền đình theo Tây y tốt nhất hiện nay

1.1. Thuốc rối loạn tiền đình Acetylleucin (Tanganil)

Thuốc Acetyl Leucin thuộc nhóm thuốc chữa trị chóng mặt, buồn nôn được bào chế dưới dạng viên nén.

Thành phần chính là chất trị chóng mặt buồn nôn Acetyl-DL-Leucine.

Chỉ định: Thuốc Acetyl Leucin được chỉ định giúp làm giảm các triệu chứng nhức đầu, hoa mắt chóng mặt do rối loạn tiền đình gây ra.

Liều dùng:

Người lớn: Dùng 3 – 4 viên mỗi ngày, chia thành 2 – 3 lần uống sau khi ăn. Thời gian sử dụng thuốc để thấy được hiệu quả là từ 5 – 6 tuần. Trường hợp bệnh có diễn biến nặng có thể tăng liều lượng lên 6 – 8 viên nhưng bác sĩ chuyên môn phải đồng ý.

Trẻ em: Tùy theo độ tuổi cũng như cân nặng của trẻ bác sĩ sẽ tư vấn liều dùng cụ thể.

Chống chỉ định: Những người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, bệnh nhân từng có tiền sử bị dị ứng với lúa mì.

Tác dụng phụ: Gây khô miệng, khó tiêu, táo bón, đôi khi có thể làm phát ban nổi mề đay.

Thận trọng: Với phụ nữ có thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú tuyệt đối không nên sử dụng.

1.2. Thuốc rối loạn tiền đình Cinnarizin (Stugeron)

thuốc rối loạn tiền đình
Thuốc rối loạn tiền đình Cinnarizin (Stugeron)

Thuốc Cinnarizin là gợi ý tiếp theo cho những ai đang loay hoay không biết bị rối loạn tiền đình nên uống thuốc gì. Cinnarizin là thuốc chữa rối loạn tiền đình thuộc nhóm kháng histamin H1, được bào chế dưới dạng viên nén, uống trực tiếp với nước.

Công dụng: Giảm hoa mắt, ù tai, mất tập trung và choáng váng do rối loạn tiền đình gây nên.

Cách sử dụng: Thuốc được kê toa theo chỉ định của bác sĩ sau khi người bệnh được thăm khám. Liều dùng tùy theo độ tuổi, nguyên nhân gây bệnh cùng các biểu hiện lâm sàng.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị rối loạn đường tiêu hóa, hôi miệng, tích nước gây tăng cân, uể oải cả ngày.

Chống chỉ định: Thuốc Cinnarizin không nên sử dụng cho người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai hay trong giai đoạn cho con bú.

Do thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

1.3. Thuốc rối loạn tiền đình Flunarizine

Loại thuốc này thường xuất hiện trong kê đơn của bác sĩ cho bệnh nhân bị bệnh rối loạn tiền đình, giảm oxy lên não.

Công dụng: Hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng như nhức đầu, hoa mắt, thiếu oxy lên não. Ngoài ra thuốc còn có công dụng chống co giật rất hiệu quả.

Cách dùng 

Liều lượng ban đầu: Sử dụng 2 viên Flunarizine mỗi ngày, bạn nên uống trước khi đi ngủ. Người lớn tuổi từ 65 tuổi chỉ nên sử dụng 1 viên.

Liều lượng duy trì: 2 viên mỗi ngày nhưng chỉ được sử dụng 5 ngày liên tiếp trong 1 tuần sau đó nghỉ 2 ngày.

Nếu sau 2 tháng dùng thuốc, bệnh không có dấu hiệu diễn tiến bệnh nhân nên ngưng dùng thuốc.

Chống chỉ định:

Người quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Flunarizin.

Người có tiền sử mắc các chứng rối loạn như ngoại tháp, hội chứng Parkinson

Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ và đang cho con bú.

1.4. Thuốc rối loạn tiền đình Vinpocetin

Vinpocetin là loại thuốc Tây điều trị bệnh rối loạn tiền đình phức hợp. Thuốc hoạt động thuận lợi dựa trên cơ chế chuyển hóa ở não và lưu thông lưu lượng máu lên não.

Công dụng:

Bảo vệ sức khỏe của hệ thần kinh và bổ sung các acid amin cần thiết cho cơ thể.

Tăng tuần hoàn mạch máu não, giảm sức kháng mạch máu não.

Ổn định huyết áp và nhịp tim.

Giảm cảm giác buồn nôn và khô miệng.

Hỗ trợ giảm các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, sa sút trí tuệ.

Hướng dẫn sử dụng:

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén, vì vậy bạn nên uống trực tiếp với nước sau bữa ăn.

Mỗi ngày chia đều uống 3 lần sau khi ăn, mỗi lần 5mg. Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn mạch máu não giai đoạn mãn tính bác sĩ có thể chỉ định sử dụng 10mg mỗi lần.

Chống chỉ định: Những người bị suy gan hay suy thận không nên sử dụng. Những người cần sự tập trung cao độ trong khi làm việc như lái xe, vận hành máy móc cần chú ý.

Tác dụng phụ: Nóng trong người, gây táo bón và đau thượng vị.

Có thể bạn chưa xem:

  1. máy chạy bộ
  2. ghế massage
  3. xe đạp tập thể dục

Các bài thuốc rối loạn tiền đình theo Đông y hiệu quả nhất hiện nay

Trường hợp phát bệnh do can, thận, tâm, tỳ, thận suy yếu người bệnh có thể tham khảo sử dụng một số bài thuốc Đông y chữa trị bệnh rối loạn tiền đình sau đây:

Bài thuốc Đông y Kỷ cúc địa hoàng hoàn: Bạch cúc hoa, đơn bì, trạch tả, câu kỷ tử mỗi vị là 120gr; sơn dược, sơn thù mỗi thứ là 160gr; thục địa 320gr. Đem hỗn hợp tán thành bột mịn, ngày lấy 8 – 15gr chiêu với nước muối nhạt để uống dần.

Bài thuốc Đông y Định huyễn thang: Bán hạ, thiên ma mỗi vị là 16gr; Bạch tật lê, trạch tả mỗi thứ là 20gr; Phục thần, đạm trúc diệp, cát nhân mỗi vị là 12gr; thêm 30gr long cốt (sắc trước).

thuốc rối loạn tiền đình
Thuốc rối loạn tiền đình tốt nhất hiện nay

Bài thuốc Đông y Chỉ huyễn trừ vựng thang: Ngưu tất, bán hạ, sinh khương mỗi vị là 12gr; xa tiền tử 30gr; bạch truật là 20gr; trạch lan 16gr; hổ phách 6gr; phục linh, đan sâm mỗi thứ 24gr; mẫu lệ 40gr.

Bài viết trên đây cũng đã giới thiệu cho bạn các loại thuốc rối loạn tiền đình Tây y tốt nhất trên thị trường hiện nay. Bên cạnh đó bài viết còn gợi ý cho bạn một số bài thuốc rối loạn tiền đình Đông y cũng rất có hiệu quả. Bạn có thể dựa vào sở thích và sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tìm ra loại thuốc phù hợp nhất cho mình. Hy vọng những chia sẻ trên có thể giúp bạn những triệu chứng do bệnh rối loạn tiền đình gây ra.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *