đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Sức khỏe

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì và những điều bạn cần biết

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là những cơn co thắt tử cung thường xuất hiện ở thiếu niên. Đây là tình trạng phổ biến mà nhiều bạn nữ đang gặp phải do rối loạn cơ quan sinh sản gây nên. Bài viết sau sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa chứng đau bụng này.

Khi bước vào độ tuổi dậy thì trẻ sẽ có những thay đổi về mặt tâm – sinh lý. Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là vấn đề mà các phụ huynh nên quan tâm trong độ tuổi này. Bởi lẽ, nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến việc học tập và sinh hoạt của trẻ. Do đó, bạn cần lưu ý để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời cho trẻ.

1. Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là do nguyên nhân nào?

Đa phần các cơn đau bụng kinh ở phụ nữ là do những cơn co thắt tử cung gây nên. Ngoài ra, nồng độ hormone trong chu kỳ kinh nguyệt bị thay đổi cũng dẫn đến đau bụng kinh.

Trong thời gian chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc tử cung bị bong ra, sản sinh một hóa chất tự nhiên. Hóa chất này có tên gọi là prostaglandins khiến những cơ và mạch máu trong tử cung thắt lại. Điều này làm cho lượng máu lưu thông đến tử cung bị hạn chế, dẫn đến thiếu máu cục bộ.

đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Hầu hết những cơn đau bụng kinh đều có liên quan đến sự co thắt tử cung gây ra

Việc thiếu máu cục bộ có thể làm cho tử cung co lại thành từng đợt và dẫn đến các cơn đau. Những cơn co thắt này giống như cơ chế hình thành các cơn đau tim.

Lượng prostaglandin được sản sinh nhiều nhất vào hôm trước và ngày đầu hoặc hai ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, những cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường trở nên nghiêm trọng nhất vào thời gian này.

Ngoài ra, cơn đau đau bụng kinh ở tuổi dậy thì cũng có thể liên quan đến lạc nội mạc tử cung. Đây là tình trạng những mô ở tử cung xuất hiện và phát triển bên ngoài của tử cung. Chúng bao gồm những cơ quan bên trong vùng chậu hoặc khoang bụng. Điều này dẫn đến tình trạng chảy máu trong nghiêm trọng, gây nhiễm trùng và xương chậu bị đau.

Các nguyên nhân gây đau khi có kinh nguyệt ở tuổi dậy thì thứ phát bao gồm:

  • Nhiễm trùng cơ quan sinh dục
  • U xơ, đây là những tăng trưởng lành tính và không gây ung thư.
  • Mang thai ngoài tử cung
  • Sẩy thai
  • Nhiễm trùng khoang chậu
  • Những tăng trưởng bất thường ở vùng chậu như polyp hoặc khối u.

2. Các triệu chứng khi bị đau bụng kinh tuổi dậy thì

Những cơn đau bụng kinh ở tuổi dậy thì thường là dạng đau bụng kinh nguyên phát. Cơn đau này thường xuất hiện trong khoảng 12 giờ hoặc trước 6 giờ khi dòng chảy kinh nguyệt bắt đầu. Cơn đau bụng kinh dữ dội nhất có thể xuất hiện vào hôm trước và ngày đầu của chu kỳ. Ở một số phụ nữ, cơn đau bụng kinh này có thể kéo dài đến 3 ngày.

Cơn đau bụng kinh dạng nguyên phát thường giống nhau và có thể dự đoán theo mỗi giai đoạn. Cơn đau thường bắt đầu xuất hiện như một cơn quặn thắt ở vị trí giữa bụng dưới. Sau đó chúng bắt đầu lan xuống lưng dưới và thậm chí là đến tận đùi trên. Điều này gây nên tình trạng khó chịu, đau đớn âm ỉ hoặc gây nhói liên tục ở bụng.

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì sẽ có những triệu chứng khác bao gồm:

đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Mệt mỏi là triệu chứng khi bị đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
  • Đau bụng tiêu chảy
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Mệt mỏi
  • Đầu óc choáng váng, đau đầu, thậm chí dẫn đến ngất xỉu.
  • Sốt

Đôi khi những dấu hiệu đau bụng kinh có thể là triệu chứng của các tình trạng y tế khác. Do đó, nếu những cơn đau này kéo dài, bạn nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn ngay.

3. Những cách chữa đau bụng kinh ở tuổi dậy thì hiệu quả nhất

Hóa chất prostaglandin là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau bụng kinh ở phụ nữ. Do đó, để điều trị hiệu quả bạn cần tìm cách giảm sản xuất hóa chất prostaglandin trong tử cung. Dưới đây là một số cách làm giảm đau bụng kinh ở tuổi dậy thì đơn giản và hiệu quả nhất:

3.1. Sử dụng thuốc

Có hai loại thuốc thường dùng để điều trị đau bụng kinh là thuốc chống viêm không steroid (NSAID) và thuốc tránh thai nội tiết tố.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc chống viêm không steroid khác nhau. Đa phần các trường hợp, bác sĩ sẽ đề nghị dùng ibuprofen liều thấp để giảm bớt cơn đau. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng sử dụng là 600 mg và dùng lặp lại trong 6 – 8 giờ. Nếu các triệu chứng đau bụng kinh nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định NSAID loại mạnh hơn.

Tuy nhiên, khi dùng NSAID bạn cần phải đặc biệt thận trọng để tránh niêm mạc dạ dày tổn thương. Nhiều trường hợp còn dẫn đến đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày khi sử dụng quá nhiều NSAID. Ngoài ra, bạn cũng không được sử dụng NSAID khi đang đói bụng.

đau bụng kinh ở tuổi dậy thì
Thuốc tránh thai được xem là cách hiệu quả giúp cải thiện các cơn đau bụng kinh

Những loại thuốc tránh thai có thể khiến niêm mạc tử cung bị mỏng và hạn chế sản sinh prostaglandin. Vì vậy, thuốc tránh thai được xem là cách hiệu quả giúp cải thiện đau bụng kinh ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, bạn chỉ được sử dụng thuốc tránh thai theo sự chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn. Bởi lẽ, đây là loại thuốc làm ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh sản ở phụ nữ.

3.2. Biện pháp tại nhà

Nếu như những cơn đau bụng kinh không nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn như aspirin hay acetaminophen.
  • Chườm nóng hoặc chai nước nóng lên trên bụng dưới, lưng hoặc vị trí cơn đau.
  • Trong chu kỳ kinh nguyệt nên nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.
  • Tránh sử dụng những loại sản phẩm có chứa caffeine.
  • Không được hút thuốc, uống rượu bia và sử dụng các chất có chứa cồn nói chung.
  • Thực hiện phương pháp massage, xoa bóp vùng bụng và lưng dưới.

Đau bụng kinh ở tuổi dậy thì là tình trạng phổ biến và bạn có thể cải thiện tại nhà. Bạn hãy thay đổi lối sống khoa học như tập luyện thể dục thể thao thường xuyên hơn. Có chế độ dinh dưỡng hợp lý chứa nhiều vitamin B và omega 3 để giảm cơn đau. Điều quan trọng nhất là cần phải trao đổi và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *