Bạn đang muốn mua máy chạy bộ nhưng lại nghe có thông tin rằng: “Chạy trên máy chạy bộ có khả năng làm đau khớp gối?” Liệu vấn đề này có chính xác? Cùng chúng tôi tìm hiểu chạy trên máy chạy bộ có làm đau đầu gối hay không?
Khi chạy có thể gặp chấn thương đầu gối
Xem nhanh
1. Sử dụng máy chạy bộ có làm đau đầu gối hay không?
Chạy trên máy chạy bộ có làm đau đầu gối hay không
Trên thực tế đúng là vẫn có một số người cảm thấy đau đầu gối khi sử dụng máy chạy bộ. Một số nguyên nhân dẫn đến đau đầu gối, đau chân, đau khớp khi sử dụng máy chạy bộ là do:
- Tốc độ khi chạy của sử dụng máy chạy lại không tương thích với tốc độ của máy chạy bộ. Ví dụ: Khi tộ người chạy luôn setup duy trì một tốc độ, nhưng sau khi chạy lâu và mệt thì tốc độ người chạy bắt đầu giảm nhưng lại không giảm tốc độ của máy chạy dẫn đến đầu gối bị tổn thương
- Thời gian chạy bộ quá lâu, không hợp lý mà thể trạng người tập lại không thể đáp ứng. Ví dụ, bạn đặt thời gian là 1 giờ, nhưng năng lượng tiêu hao thể chất của bạn đạt đến giới hạn trong nửa giờ, và bạn không thể theo kịp tốc độ và nhịp điệu của máy chạy bộ, nhưng nếu bạn tiếp tục chạy trong thời gian dài làm tổn thương đầu gối của bạn.
- Những người có thể trạng cân nặng quá khổ thật sự không thích hợp chạy. Những người vượt quá trọng lượng của người bình thường và những người thừa cân nặng bình thường khi đứng, chân và đầu gối đã chịu cả trọng lực của cơ thể rất khó khăn. Tuy nhiên khi chạy khối lượng cân nặng sẽ di chuyển lên xuống sẽ tạo thêm cả một lực lớn hơn quá sức chịu đựng cho chân dẫn đến dễ bị thương, đau đầu gối khi chạy hơn những người bình thường.
- Người có tư thế khi chạy không chuẩn, không đều dễ bị đau khớp đầu gối. Khi chạy, hướng của đầu gối và hướng của mũi chân phải giống nhau, nếu không đồng nhất dẫn đến lệch tác động đến dây chằng khiến khớp gối bị chấn thương.
Vấn đề máy chạy bộ có làm đau đầu gối khi chạy có thể được khắc phục bằng cách tránh những tình huống trên một cách hợp lý. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai phương pháp sẽ làm tổn thương đầu gối ở mức độ lớn hơn.
2. Hướng dẫn cách sử dụng máy chạy bộ chuẩn
Sử dụng giày thể thao và tư thế đúng khi chạy
2.1. Máy chạy bộ có làm đau đầu gối nếu không dùng giày thể thao
Trước khi chạy giày thể thao chính là vật dụng không thể thiếu. Nên sử dụng loại giày êm dịu, chuẩn thể thao khi chạy sẽ giúp giảm tổn thương khớp gối.
Tuyệt đối đừng chạy bằng chân không vì khi chạy chúng ta sẽ tạo ra một lực tác động và lực này sẽ phản ngược lên lại và bàn chân chúng ta sẽ hấp thụ lại hết, gây ra đau đớn cho lòng bàn chân.
2.2. Chế độ và tư thế tập hợp lý trong quá trình chạy
- Có nhiều chế độ tập luyện trên máy chạy bộ, hãy chọn chế độ phù hợp nhất với thể trạng và khối lượng bài tập của bạn. Trước khi tập nên vận động, khởi động với những bài tập nhanh, nhẹ để làm nóng cơ, giãn cơ giúp bảo vệ an toàn và tránh tình trạng vật vã do cường độ tập quá nhiều mà không có cách nào chuyển nhanh sang các chế độ khác trong quá trình tập.
- Không mất tập trung khi chạy. luôn nhìn về trước và đừng nhìn dưới chân tránh hoa mắt. Nếu không chú ý, bạn có thể vô tình chạy chệch khỏi đường chạy, bị máy chạy bộ văng ra khỏi đai tập và bị thương.
- Khi chạy phải đứng giữa đai máy chạy bộ, không được lùi quá sâu hoặc quá về phía trước. Nếu chạy quá gần phía trước có thể khiến dây dây curoa văng ra khỏi máy chạy bộ gây nguy hiểm.
- Khi mới bắt đầu tập chạy, không nên điều chỉnh tốc độ chạy quá nhanh, tốc độ chạy của máy chạy bộ là một quá trình tuần hoàn và từ từ, sau đó có thể tăng dần tốc độ.
- Khi chạy, số bước và khoảng chạy phải lớn. Việc xoay cánh tay phải phù hợp với việc chạy bình thường.
- Khi kết thúc cuộc chạy, bạn không thể dừng lại ngay lập tức. Nên hạ tốc độ chạy từ từ, từng bước đến tốc độ đi bộ chậm để các cơ trên cơ thể có quá trình thích ứng tốt và thả lỏng. Nếu bạn dừng lại quá nhanh, bạn sẽ bị chóng mặt.
2.3. Tùy vào thể trạng chọn chế độ phù hợp
Trẻ em và người già nên chọn chế độ rèn luyện sức khỏe nhẹ nhàng giúp cải thiện sức khỏe và tốt cho tim phổi. Người già không nên luyện những bài tập quá khó có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim, nguy hiểm.Trẻ em nên tập khi có sử quản lý của người lớn.
3. Cách tập thể dục trên máy chạy bộ đúng cách
Sử dụng dây an toàn trong quá trình chạy
- Trước khi chạy, chúng ta cần kiểm tra độ ổn định của máy chạy bộ và bề mặt đã khô chưa.
- Thời gian đầu chạy không nên chạy quá nhanh, tăng tốc độ nhanh dần đều.
- Khi chạy không được chống tay vào tay vịn, điều này không những không an toàn mà còn tốn ít sức hơn khi chạy.
- Để bảo vệ an toàn của chính bạn tốt hơn, nếu máy chạy bộ có kẹp dây an toàn, hãy sử dụng
- Những người bị bệnh tim, các bệnh liên quan đến cột sống. đốt sống cổ, chấn thương chân, loãng xương được khuyến cáo không nên chạy sẽ rất nguy hiểm thậm chí tổn hại đến sức khỏe. Mục đích của tập thể dục rèn luyện sức khỏe nên đừng quá gắng sức. Nên vì vậy có thể tham khảo bác sĩ về tình trạng sức khỏe có được cho phép chạy hay không.
4. Những lưu ý khác khi dùng máy chạy bộ tránh chân thương
- Thực hiện các bài tập khởi động, làm nóng giãn cơ trước để tránh tình trạng chuột rút, hụt chân,…
- Thời gian chạy không nên quá lâu sẽ làm mòn khớp và ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể.
- Nên tăng tốc độ chạy dần dần theo đường tròn, không thể tăng tốc mạnh một lúc rất dễ bị ngã.
- Kiểm soát nhịp tim khi chạy dựa vào màn hình hiển thị của máy chạy bộ. Theo dõi nhịp tim để đạt được hiệu quả thể dục lý tưởng, tránh những vấn đề nguy hiểm khác trong quá trình chạy
- Bổ sung nước kịp thời trước và sau khi tập thể dục.
- Khi ngừng tập nên giảm tốc độ từ từ, không gấp gáp, não có thể bị thiếu máu cung cấp, chóng mặt, choáng váng.
Về vấn đề máy chạy bộ có làm đau đầu gối của chúng ta khi chạy hay không sẽ phụ thuộc lớn vào bản thân chúng ta. Chạy đúng tư thế, đúng chế độ phù hợp và chuẩn bị kỹ càng trước khi tập luyện sẽ giúp chúng ta tránh được những chấn thương không đáng có trong quá trình tập.