đau mỏi xương khớp toàn thân
Sức khỏe

Người mệt mỏi đau nhức xương khớp toàn thân là dấu hiệu bệnh gì?

Người mệt mỏi kèm đau nhức xương khớp toàn thân cảnh báo về một số bệnh lý trầm trọng về xương khớp. Nó không đơn thuần là triệu chứng do thay đổi thời tiết, do làm việc nặng nhọc hay ngồi sai tư thế. Bạn muốn biết chúng cảnh cáo cho bệnh gì? đọc bài viết bên dưới nhé.

Người mệt mỏi đau nhức xương khớp toàn thân là bệnh gì?

Nhức mỏi xương khớp toàn thân cho thấy bạn có thể gặp các vấn đề bệnh lý sau:

Thoái hóa cột sống

Thoái hóa các đốt sống hay trượt đốt sống là căn bệnh mãn tính với các triệu chứng đầu tiên là đau mỏi xương khớp toàn thân, sau đó sẽ xuất hiện những cơn đau âm ỉ ở cột sống. Yếu hoặc tê chân tay, cứng lưng và cổ,… Những cơn đau được xem là nỗi ám ảnh lớn nhất với người bệnh, chúng xảy ra đột ngột, kéo dài hàng giờ hoặc hàng ngày và trở nên tồi tệ hơn nếu không được điều trị ngay lập tức.

Viêm xương khớp

Viêm xương khớp là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau nhức khớp xương khớp toàn thân. Nó là bệnh, xảy ra khi sụn khớp bị bào mòn, không còn khả năng bao bọc lấy đầu xương, gây đau khi các đầu xương cọ xát vào nhau khi cử động khớp. Khi lớp sụn bị mòn không còn phát huy hết tác dụng, hoạt động di chuyển, cử động sẽ dẫn đến cấu trúc xương bị thay đổi, gây viêm.

Những người bị viêm xương khớp sẽ cảm thấy đau khi cử động, di chuyển, không dừng lại ở đó, các cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn, dữ dội hơn khi thay đổi thời tiết, bệnh không được điều trị kịp thời.

Viêm khớp dạng thấp (RA)

Đau khớp toàn thân cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là một bệnh khớp mãn tính thường do hệ thống miễn dịch của cơ thể bị trục trặc.

Các triệu chứng của bệnh này là đau khớp, cứng khớp và viêm khớp. Việc đi lại, sinh hoạt trở nên khó khăn. Đáng lo ngại hơn nữa là bệnh viêm khớp dạng thấp nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến teo cơ, biến dạng khớp, thậm chí là tàn phế.

đau mỏi xương khớp toàn thân

Biên chứng viêm khớp dạng thấp

Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý cơ xương khớp phổ biến có thể xảy ra với bất kỳ ai. Bệnh xảy ra khi nhân trong bao xơ bị thoát ra ngoài do rách hoặc nứt sẽ chèn ép ống sống, rễ thần kinh, từ đó gây đau nhức xương khớp, cơn đau sẽ dữ dội, âm ỉ. Thoát vị đĩa đệm thường hay gặp ở vị trí thắt lưng, cổ. Nhưng không có nghĩa chúng sẽ không xuất hiện ở những vị trí khác trên đốt sống. Nếu bạn có dấu hiệu đau nhức xương khớp toàn thân, đặc biệt ở đốt sống hãy kiểm tra ngay sức khỏe toàn thân, có thể không chỉ đĩa đệm mà còn có nguy cơ mắc bệnh xương khớp khác.

Loãng xương

Đây là tình trạng thường gặp ở người trung niên, lớn tuổi. Người bị loãng xương sẽ cảm thấy đau xương ở bất kì vị trí nào, đau râm rang, cơn đau không kéo dài mà sẽ ngắt quãng và lặp lại nhiều lần. Nếu không được điều trị, theo thời gian xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy.

đau mỏi xương khớp toàn thân

Tình trạng loãng xương

Lao khớp

Người bị lao khớp có thể bị đau và sưng khớp (không nóng đỏ), gây cản trở trong đi lại, sinh hoạt cá nhân. Ví như bệnh nhân bị lao khớp hông không thể duỗi thẳng chân.

Tác nhân gây bệnh lao là Mycobacterium tuberculosis. Bệnh tiến triển từ từ và các triệu chứng rất khó phát hiện. Ở giai đoạn nặng, lao khớp dễ dẫn đến các biến chứng như liệt tứ chi, xẹp cột sống, dị dạng xương.

Bệnh Gout

Đau nhức xương khớp toàn thân cũng là một triệu chứng của bệnh gút. Bệnh do rối loạn chuyển hóa purin ở thận khiến thận không lọc được axit uric ra khỏi máu. Lâu dần, lượng axit uric tích tụ, tạo thành các tinh thể và tập trung tại các khớp (đặc biệt là khớp ngón chân, cổ tay, khớp gối) gây ra các cơn đau nhức, viêm nhiễm. Cơn đau nhức là nỗi ám ảnh lớn nhất của người bệnh. Chúng xuất hiện đột ngột, vào ban đêm, khi trời lạnh, thay đổi thời tiết. Cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian. Không những thế, bệnh còn gây sốt, mệt mỏi người, đau nhức đến mức vượt giới hạn chịu đựng.

Viêm khớp nhiễm trùng

Đây là một bệnh nhiễm trùng xuất hiện ở khớp. Do vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc vi trùng khác gây ra. Những mầm bệnh này có thể xâm nhập vào vết thương hoặc xâm nhập vào khớp thông qua dòng máu từ một bộ phận khác của cơ thể.

Viêm khớp nhiễm trùng thường ảnh hưởng đến khớp gối, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến khớp vai, cổ tay và mắt cá chân.

Người mệt mỏi đau nhức xương khớp phải làm sao? 

Nếu thấy cơ thể xuất hiện tình trạng nhức mỏi xương khớp toàn thân thì nên đi khám sớm để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Tùy vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị đau khớp thường được sử dụng là:

  • Thuốc: thuốc giảm đau (acetaminophen, tramadol), thuốc chống viêm không steroid và thuốc giảm đau (ibuprofen, naproxen, diclofenac), thuốc giãn cơ (coltramyl, mydocalm)… Tuy nhiên, những loại thuốc này chỉ giúp giảm đau tạm thời, giúp xoa dịu những cơn đau. Khi thuốc hết tác dụng, người bệnh sẽ phải đối mặt với chúng nhiều lần nữa. Vì vậy không nên quá trông cậy nhiều vào phương pháp này. Ngoài ra, việc lạm dụng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến nhiều tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, gan và thận. 
  • Chườm nhiệt: Chườm nóng hoặc lạnh cũng là cách giúp giảm đau khớp. Đặc biệt, chườm ấm giúp thư giãn các cơ bị xơ cứng, tăng lưu lượng máu và giảm đau khớp. Chườm lạnh làm tê đau, giảm viêm và làm mờ vết thâm.
  • Châm cứu: Là phương pháp kích các huyệt đạo trên cơ thể bằng việc dùng cây kim nhỏ đâm xuyên da.  Sau đó di chuyển kim nhẹ nhàng hoặc dùng dòng điện kích thích nhẹ. Sử dụng châm cứu phù hợp có thể giúp cải thiện tình trạng thoái hóa khớp, đau dây thần kinh, giảm chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng.
  • Phẫu thuật: Đối với những bệnh nhân có tình trạng bệnh nặng, nghiêm trọng, bác sĩ sẽ yêu cầu can thiệp bằng phẫu thuật.
  • Trị liệu thần kinh cột sống: Phương pháp này dựa trên cơ chế nắn chỉnh các cấu trúc xương khớp bị lệch lạc, phục hồi khả năng vận động linh hoạt của khớp. Giảm căng thẳng cho các dây thần kinh là nguyên nhân chính gây ra các cơn đau, cơn đau được điều trị dứt điểm và ngăn ngừa quay trở lại mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật.

Ngoài ra, những người có triệu chứng đau nhức xương khớp toàn thân, đau xương, đang ở thể nhẹ có thể tự rèn luyện để phòng cũng như hỗ trợ điều trị bệnh, bằng các biện pháp:

  • Tập thể dục thường xuyên với cường độ vừa phải để cải thiện sức khỏe tổng thể và tính linh hoạt của xương khớp. 
  • Điều chỉnh thói quen hàng ngày. Không ngồi lâu, khuân vác vật nặng, sử dụng rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích khác… 
  • Lên kế hoạch xây dựng lối sống lành mạnh. Chăm sóc bản thân. Bổ sung đủ dinh dưỡng.  
  • Uống đủ nước mỗi ngày và tránh các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn.

Xem thêm: Cảm thấy đau nhức trong xương là bệnh gì?

Ngồi ghế massage có giúp giảm đau nhức xương khớp toàn thân?

Trước khi mua một chiếc ghế massage, chắc hẳn nhiều bạn đã tự đặt ra câu hỏi: “Thật sự ghế massage có tốt cho người xương khớp không?”. Trên thực tế, ghế massage không có chức năng chữa bệnh, nhưng hỗ trợ điều trị nhiều bệnh như đau nhức xương khớp.

đau mỏi xương khớp toàn thân

Ghế mát xa hỗ trợ điều trị nhiều bệnh lý về xương khớp

Ghế massage toàn thân là phương thuốc hoàn hảo cho bệnh đau nhức xương khớp. Tình trạng mà những người trung niên lớn tuổi hay gặp. Do đó, chúng ta thường quan tâm đến chủ đề này nếu quyết định mua ghế massage cho người già. Một chiếc ghế massage có thể vận hành đồng thời các con lăn, túi khí và sưởi ấm sẽ giúp bạn thoát khỏi cơn đau nhanh chóng. Đau nhức xương khớp với ghế massage rất hiệu quả. Ghế massage không chỉ giảm đau nhức xương khớp cho người già mà còn giảm đau nhức xương khớp cho dân văn phòng và những người phải ngồi làm việc trong tư thế ngồi lâu. Ứng dụng công nghệ vượt trội, ghế massage toàn thân mới nhất chắc chắn sẽ giải quyết được hầu hết các mục đích sử dụng ghế massage. Tuy nhiên, tùy vào tình hình tài chính của bạn mà lựa chọn thiết kế phù hợp.

Nhức mỏi, đau nhức xương khớp toàn thân, hay thấy cơ thể mệt mỏi là những dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nên đừng chủ quan phớt lờ đi “tiếng nói của cơ thể”. Để phát hiện bệnh sớm nhất, nên đến cơ sở y tế để kiểm tra, làm các xét nghiệm. Bên cạnh đó, luôn xây dựng thói quen sống tốt để phòng ngừa bệnh.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *