dấu hiệu giãn dây chằng gối
Sức khỏe

Nguyên nhân, dấu hiệu giãn dây chằng gối và cách điều trị

Trong quá trình vận động và chơi thể thao rất dễ xảy ra hiện tượng giãn dây chằng. Nếu không được điều trị nhanh chóng có thể làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu ngay các dấu hiệu giãn dây chằng gối dưới đây để nhận biết kịp thời.

Khớp gối là một loại xương khớp lớn, có biên độ hoạt động khá linh hoạt. Ngoài ra, khớp gối còn có vai trò vận động, di chuyển và chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể. Do đó mà khớp gối cũng dễ bị tổn thương trong các tai nạn lao động hay chơi thể thao. Trong những chấn thương khớp gối thường gặp nhất là giãn dây chằng. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu giãn dây chằng gối và cách điều trị dưới đây.

Một số triệu chứng và dấu hiệu giãn dây chằng gối

Dấu hiệu giãn dây chằng gối ở từng người có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương. Cụ thể:

  • Triệu chứng giãn dây chằng gối trước, bạn có thể nghe tiếng ‘’bốp’’ ngay lúc bị chấn thương. Và sau đó, bạn cảm thấy đầu gối không còn sức lực, yếu đi rõ ràng.
  • Biểu hiện giãn dây chằng gối sau, bạn sẽ cảm thấy đau nhức mặt sau đầu gối. Và sau đó mức độ đau nhức sẽ gia tăng nhiều hơn khi bạn quỳ gối.
  • Biểu hiện của giãn dây chằng gối 2 bên là đầu gối có xu hướng khuỵu về hướng ngược lại so với dây chằng bị thương và trở nên yếu đi.
dấu hiệu giãn dây chằng gối
Khi bị giãn dây chằng gối bạn sẽ cảm thấy đau nhức và đầu gối bị sưng đỏ

Tuy nhiên, nếu dây chằng đầu gối bị giãn hoặc rách, đều sẽ xuất hiện những dấu hiệu sau:

  • Sưng tấy
  • Yếu và lỏng lẻo
  • Vùng da quanh khớp gối bị sưng đỏ hoặc thâm tím. 
  • Đau nhức
  • Căng cứng
  • Co thắt cơ bắp

Dấu hiệu giãn dây chằng gối có nhiều nét giống với trật xương khớp gối. Do đó, hai loại chấn thương thường gặp này có thể gây nhầm lẫn cho nhiều người. Vì vậy, khi đầu gối bị tổn thương, để biết đó là trật khớp hoặc giãn dây chằng gối. Bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ thăm khám và chụp X-quang để chẩn đoán chính xác nhất.

Giãn dây chằng khớp gối là do nguyên nhân nào gây ra?

Dấu hiệu giãn dây chằng gối xảy ra do đầu gối phải chịu lực tác động khi vận động. Chính vì vậy, bất kỳ hoạt động nào cũng có nguy cơ tiềm ẩn dẫn đến giãn dây chằng.

2.1. Giãn dây chằng trước

Giãn dây chằng trước do chấn thương khi bạn tham gia các bộ môn thể thao. Ngoài ra, động tác duỗi thẳng hay gập đầu gối quá mạnh và đột ngột. Điều này cũng có thể làm cho dây chằng gối phía trước bị giãn.

2.2. Giãn dây chằng sau

Tai nạn giao thông hoặc va chạm trong khi vận động thể thao khiến đầu gối bị va đập mạnh. Đây là nguyên nhân chính khiến dây chằng gối phía sau bị giãn. Bên cạnh đó, nếu bạn khuỵu đầu gối đột ngột và mạnh cũng có thể dẫn đến chấn thương này. Dấu hiệu nhận biết giãn dây chằng gối sau bạn có thể tham khảo phía trên.

dấu hiệu giãn dây chằng gối
Đau dây chằng gối sau do va đập khi vận động thể thao

2.3. Giãn dây chằng bên

Giãn dây chằng hai bên là do đầu gối của bạn bất ngờ bị va chạm mạnh. Vì nó nằm ở vị trí ít tiếp xúc với những tác động bên ngoài khi vận động. Nên giãn dây chằng hai bên không thường gặp như giãn dây chằng phía trước và sau.

Cùng với một số nguyên nhân khác như lực tác động mạnh, quá trình thoái hóa tự nhiên. Một số người có tiền sử bệnh lý về xương khớp như viêm khớp dạng thấp. Đây cũng là những yếu tố chính làm gia tăng nguy cơ giãn dây chằng đầu gối. Vì vậy, để tránh đầu gối bị tổn thương, bạn cần chăm sóc chúng từ sâu bên trong.

Những phương pháp giúp điều trị giãn dây chằng khớp gối

Để chấm dứt các dấu hiệu giãn dây chằng gối bạn có thể áp dụng các phương pháp này. Bạn có thể dựa vào tình trạng tổn thương dây chằng mà thực hiện theo trình tự sau:

3.1. Nghỉ ngơi

Bạn nên dừng mọi hoạt động để tránh tăng áp lực sẽ làm đầu gối bị tổn thương nặng hơn. Khi ngồi hoặc nằm, bạn nên duỗi thẳng chân và kê cao chân bằng một chiếc gối êm.

3.2. Chườm đá

Sử dụng gói chườm lạnh y tế hoặc cho đá vào túi chườm nhẹ nhàng xung quanh khớp gối. Điều này sẽ giúp giảm thiểu tình trạng sưng tấy và giảm đau nhức rất hiệu quả.

dấu hiệu giãn dây chằng gối
Chườm đá là phương pháp giúp cải thiện tình trạng giãn dây chằng gối

3.3. Băng giảm sưng 

Bạn có thể sử dụng băng thun y tế quấn quanh vùng đầu gối (không nên băng quá chật). Điều này sẽ giúp khớp gối của bạn bớt sưng tấy và giảm đau nhức nhanh chóng.

3.4. Nẹp cố định

Sử dụng nẹp cố định giúp ổn định và hạn chế di chuyển khớp gối trong quá trình điều trị.

3.5. Vật lý trị liệu

Khi các dấu hiệu giãn dây chằng gối xuất hiện sẽ khiến chân căng cứng và khó cử động. Vì vậy, những bài tập vật lý trị liệu như nâng chân, uốn cong đầu gối và nhón chân… Các bài tập này sẽ giúp đôi chân của bạn tìm lại được cảm giác và khả năng di chuyển.

3.6. Phẫu thuật

Đối với những trường hợp dây chằng bị rách toàn phần, phá vỡ cấu trúc của khớp gối. Bác sĩ điều trị buộc phải tiến hành phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng gối. Bạn nên đến bệnh viện uy tín để áp dụng kỹ thuật phẫu thuật hiện đại giúp hồi phục dây chằng.

Bài viết trên cũng đã nêu lên những dấu hiệu giãn dây chằng gối thường gặp. Đây là bệnh lý cần được điều trị sớm để không ảnh hưởng đến khả năng di chuyển. Do đó, nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu đau xương khớp nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *