nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp
Sức khỏe

Nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp có phải là sự thật không?

Nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp có phải là sự thật không? Thắc mắc này của bạn sẽ được giải thích rõ ràng trong bài viết dưới đây. Để bạn có thể hiểu rõ hơn về mối liên hệ giữa vấn đề tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim xuất hiện phổ biến hiện nay nhé.

Nhồi máu cơ tim là một tình trạng nghiêm trọng dễ dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Mặc dù công nghệ điều trị đã có nhiều tiến bộ hơn trước, giúp giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, các triệu chứng sau nhồi máu vẫn còn là vấn đề cần quan tâm.

Nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp đúng không?

Chúng ta đều biết rằng huyết áp cao là kẻ thù số một của tim và não. Huyết áp cao có thể gây tắc mạch não, xuất huyết não gây đột quỵ. Với tim mạch, huyết áp cao có thể gây ra nhiều biến chứng khó tránh khỏi. Thậm chí rất nghiêm trọng nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài. Một trong những biến chứng tim mạch của tăng huyết áp là nhồi máu cơ tim.

Vậy nên có thể khẳng định huyết áp gây nhồi máu cơ tim chứ không phải nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp. Huyết áp là lực do máu tác động lên thành động mạch, nếu áp lực của máu quá cao sẽ buộc tim phải làm việc nhiều hơn. Để có thể đáp ứng đủ lượng máu cần cung cấp và đủ máu để bơm đi khắp cơ thể.

Cao huyết áp là một bệnh mãn tính xảy ra khi áp lực máu trong động mạch tăng cao. Huyết áp thường được đo bằng hai con số: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Dựa trên 2 giai đoạn co và giãn của tim, tương ứng với áp lực cao nhất và thấp nhất của dòng máu trong động mạch. Khi mức huyết áp lớn hơn 120/80 đến 139/89 thì được gọi là tiền tăng huyết áp. Và huyết áp từ 140/90 trở lên được gọi là huyết áp cao.

nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp
Nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp đúng không?

Tại sao tăng huyết áp gây nhồi máu cơ tim?

1. Tìm hiểu về nhồi máu cơ tim

Nhồi máu cơ tim cấp là một trong những biến chứng của bệnh tăng huyết áp. Và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Bệnh có diễn tiến âm thầm kéo dài, ít triệu chứng lâm sàng. Nhưng đau tức ngực là dấu hiệu nổi bật của nhồi máu cơ tim cấp. 

Người bệnh thường có cảm giác đau như ép sau xương ức hoặc ngực trái. Sau đó lan xuống vai trái và mặt trong bàn tay trái đến ngón áp út và ngón út. Cơn đau có thể lan xuống cổ, cằm, vai, lưng, tay phải hoặc bụng trên. Và cơn đau kéo dài hơn 20 phút và không cải thiện khi dùng nitroglycerin. 

Các dấu hiệu khác đi kèm có thể gặp như vã mồ hôi, khó thở, hồi hộp, nôn hoặc buồn nôn, lú lẫn, rối loạn tiêu hóa…, xơ hóa cơ tim, phì đại tế bào cơ tim. Dần dần xuất hiện các tổn thương của tim như phì đại thất trái với các buồng thất giãn hoặc không giãn. Dẫn đến suy tim, bệnh mạch vành, rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim.

nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp
Tìm hiểu về nhồi máu cơ tim

2. Tại sao tăng huyết áp gây nhồi máu cơ tim?

Huyết áp cao làm tăng áp lực lên thành động mạch nuôi tim. Lâu ngày hình thành các mảng xơ cứng khiến thành động mạch bị xơ vữa. Khi có mảng xơ vữa, huyết áp tăng cao sẽ dễ khiến mảng xơ vữa bị bong tróc và vỡ ra. Các mảng này sẽ di chuyển trong lòng mạch, làm tắc động mạch. Hơn nữa, sự bong ra của các mảng xơ vữa còn là yếu tố dẫn đến hình thành các cục máu đông. Đây là nguyên nhân chính gây nhồi máu cơ tim.

Biến chứng nhồi máu cơ tim có thể xảy ra sớm ở giai đoạn cấp tính và những biến chứng muộn hơn về sau. Ngay cả khi được điều trị, sau giai đoạn cấp, nhồi máu cơ tim có thể biến chứng muộn với tỷ lệ tử vong cao. Ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống, kinh tế cho gia đình và bạn bè. 

nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp
Tại sao tăng huyết áp gây nhồi máu cơ tim?

Nguyên nhân gây ra tăng huyết áp

Trên 90% bệnh nhân cao huyết áp thường không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh một số yếu tố nguy cơ quan trọng có thể gây cao huyết áp như:

  • Bệnh tiểu đường: Ở những người mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ phát triển bệnh cao huyết áp cao gấp đôi so với những người không mắc bệnh tiểu đường.
  • Tiền sử bị cao huyết áp ở người thân: Trong gia đình nếu có ông, bà, bố, mẹ mắc bệnh cao huyết áp thì con cái càng có nguy cơ mắc bệnh này.
  • Tuổi càng cao, tỷ lệ tăng huyết áp càng cao. Do thành động mạch bị lão hóa và xơ vữa, giảm tính đàn hồi, trở nên cứng hơn khiến huyết áp tăng cao.
  • Thừa cân, béo phì: Những người béo phì hoặc những người có trọng lượng cơ thể tăng lên theo tuổi tác cũng có thể làm tăng huyết áp nhanh chóng.
  • Ăn mặn: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng theo một chế độ ăn nhạt với ít hơn 6 gam muối mỗi ngày. Thì có thể làm giảm huyết áp trung bình từ 4 đến 8 mm Hg.
  • Trong thuốc lá, thuốc lào có chứa nhiều chất kích thích, đặc biệt là chất nicotin khiến huyết áp tăng cao. 
  • Uống nhiều bia rượu là nguy cơ dẫn đến bệnh cao huyết áp. 

Giờ thì bạn đã biết nhồi máu cơ tim gây tăng huyết áp có đúng sự thật hay không rồi phải không nào. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây có thể giúp bạn hiểu hơn về những điều liên quan đến huyết áp và nhồi máu cơ tim nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *