trẻ em bị nhiệt miệng
Sức khỏe

Trẻ em bị nhiệt miệng nên làm gì là thích hợp nhất trong lúc này

Trẻ em bị nhiệt miệng nên làm gì là thích hợp nhất trong lúc này sẽ được hướng dẫn trong bài viết dưới đây cho bạn tham khảo và thực hành. Hãy cùng theo dõi bài viết để bạn có thể xử lý tốt, thành thục tình trạng nhiệt miệng hay lở loét ở trẻ em này nhé.

Nhiệt miệng là căn bệnh phổ biến không chỉ ở người lớn mà trẻ em cũng mắc phải. Bệnh này khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, kém ăn và bỏ ăn. Chúng cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh có con em mắc phải căn bệnh này. Dưới đây là những chia sẻ về biểu hiện, nguyên nhân, chữa trị và cách phòng ngừa cho bạn tham khảo và áp dụng.

Biểu hiện trẻ em bị nhiệt miệng

Biểu hiện của bệnh nhiệt ở trẻ em là xuất hiện các chấm màu trắng xám hoặc vàng nhạt ở niêm mạc miệng của trẻ. Các nốt mụn này thường có hình tròn hoặc hình bầu dục. Vị trí ở bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên lợi.

Kích thước của các nốt mụn này khác nhau, có thể nhỏ từ 1-2mm hoặc lớn đến 8-10mm. Khi vỡ ra gây lở loét, xung quanh có viền sưng đỏ và hầu hết là vết loét nông. Tuy nhiên, nếu cha mẹ của trẻ không có phương án điều trị kịp thời, vết loét sẽ lan rộng và sâu hơn. Các dấu hiệu có thể xảy ra khác ở trẻ bị loét miệng bao gồm:

  • Trẻ khó chịu, quấy khóc, biếng ăn, ngủ kém
  • Trẻ em chảy nước dãi nhiều
  • Nướu của bé có thể bị sưng
  • Bé bị nhiệt miệng chảy máu chân răng
  • Trẻ có thể sốt cao hoặc sưng hạch ở cổ.

Thông thường, các triệu chứng của bệnh lở loét sẽ biến mất sau 1-2 tuần. Nhưng chúng có thể tái phát nếu cha mẹ không giữ gìn vệ sinh và điều trị đúng cách cho trẻ. Theo thời gian, các vết loét có thể khiến trẻ sụt cân, hốc hác và kém hoạt bát.

trẻ em bị nhiệt miệng
Biểu hiện trẻ em bị nhiệt miệng

Trẻ em bị nhiệt miệng phải làm sao?

1. Điều trị nhiệt miệng cho trẻ

Nhiệt miệng ở trẻ em thường không quá nguy hiểm và sẽ tự khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, các nốt phỏng rộp vẫn gây đau nhức khó chịu cho trẻ, khiến trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú. Đây là nỗi lo thường trực của các bậc cha mẹ khi có con mắc phải căn bệnh này. Vậy khi trẻ em bị nhiệt miệng nên làm gì? Hãy thực hiện:

  • Làm sạch răng của trẻ: Dùng bàn chải mềm đánh răng cho trẻ để tránh làm tổn thương nướu của trẻ. Đối với trẻ nhỏ hơn, có thể dùng rơ lưỡi để làm sạch khoang miệng một cách nhẹ nhàng.
  • Cho trẻ súc miệng hàng ngày bằng nước muối ấm: Tốt nhất nên dùng nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh răng miệng cho trẻ liên tục cho đến khi vết loét lành hẳn.
  • Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, mềm, nguội trong thời gian điều trị vết loét. Không nên cho trẻ ăn thức ăn cứng, chua, cay, mặn. Vì chúng sẽ khiến vết loét trở nên trầm trọng hơn. Bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho trẻ từ rau xanh và hoa quả tươi. Đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ có đầy đủ các chất, dinh dưỡng.
  • Đảm bảo trẻ uống đủ nước mỗi ngày.
  • Cần phát hiện những dấu hiệu bất thường của bệnh để đưa trẻ đi khám và điều trị kịp thời.

Hiện nay có rất nhiều thuốc kháng sinh, thuốc bôi, vậy khi bé bị nhiệt miệng có nên uống kháng sinh không? Điều này cha mẹ cần hỏi ý kiến của bác sĩ không nên tự ý dùng vì có thể gây ra biến chứng.

trẻ em bị nhiệt miệng
Điều trị nhiệt miệng cho trẻ

2. Mẹo dân gian trị nhiệt miệng cho trẻ

  • Khi trẻ có dấu hiệu bị lở loét, cha mẹ có thể dùng mật ong để làm dịu vết loét. Bằng cách cho trẻ ngậm mật ong pha loãng hay dùng tăm bông nhúng mật ong bôi lên vết lở miệng. Lưu ý không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì có thể gây độc.
  • Một cách khác là trộn bột nghệ với mật ong và bôi trực tiếp lên vết lở miệng của trẻ. Nghệ và mật ong không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp vết loét nhanh lành hơn. Tương tự như trên, công thức này có chứa mật ong nên không thích hợp cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Lá trà xanh là chất khử trùng tự nhiên rất hiệu quả trong các trường hợp lở loét. Cha mẹ cho trẻ uống nước trà xanh pha loãng trong vòng 5 – 10 phút để làm dịu các cơn đau, vết loét. Lưu ý chỉ cho trẻ ngậm, không được nuốt.
trẻ em bị nhiệt miệng
Trẻ em bị nhiệt miệng chữa trị bằng mật ong và nghệ

Cách phòng ngừa nhiệt miệng cho trẻ

  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ hàng ngày để tránh nhiễm trùng niêm mạc miệng.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh và hoa quả tươi cho trẻ. Tránh cho trẻ ăn đồ chiên rán, nhiều dầu nhiều mỡ. Hạn chế các món chua, nóng, cay và cho trẻ uống đủ nước.
  • Trẻ em được tiêm phòng đầy đủ.
  • Nếu trẻ đang mắc các bệnh truyền nhiễm như thủy đậu, tay chân miệng thì cần cách ly không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác để tránh lây bệnh.

Giờ thì bạn đã biết mình cần làm gì khi trẻ em bị nhiệt miệng lở loét được nhanh khỏi và không để lại biến chứng rồi phải không nào. Hãy cùng thực hiện những hướng dẫn trên đây để giúp con bạn không còn cảm thấy khó chịu mỗi khi tình trạng này xuất hiện nhé.

Bình luận

LEAVE A RESPONSE

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *